Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp một vai trò quant trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Theo số liệu của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Việt Nam có khoảng 800,000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chiếm hơn 98%. Trong những năm gần đây, SMEs góp phần quan trọng thúc đẩy động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Đặc biệt là các tỉnh thành nhỏ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động.
Ảnh thuộc Vneconomy.vn
Đóng góp vào GDP
Đóng góp của SMEs vào nền kinh tế Việt Nam
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được SMEs đóng vai trò quan trọng thế nào với nền kinh tế Việt Nam.
Ảnh của Vneconomy.vn
Khó khăn và SMEs gặp phải
Mặc dù đóng góp lớn vào nền kinh tế như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
- Thiếu nguồn lực, bao gồm vốn, nhân sự và cả công nghệ...
- Thiếu hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước.
- Thiếu kinh nghiệm trong quản lý vận hành.
- Thiếu năng lực cạnh tranh
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã tung ra nhiều chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong số đó, Chuyển đổi số (DX) được xác định là một trong những nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp. Hàng trăm các cuộc hội thảo, các khóa học online, offline đã được tổ chức để lan tỏa kiến thức về chuyển đổi số đến với các doanh nghiệp.
Mặt khác, các công nghệ đang dần trở nên phổ biến hơn và dễ tiếp cận hơn với các doanh nghiệp.
Câu hỏi đặt ra là Làm thế nào để doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất với mình?
Quá trình chuyển đổi số
Chuyển đổi số
Đầu tiên chúng ta phải thừa nhận rằng chuyển đổi số không phải là một công cụ, không phải một phần mềm, đó là một quá trình. Bạn không thể nhảy vọt từ một cái kén thành một con bướm trong tíc tắc.
Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn và cần sự phối hợp chặt chẽ giữa công ty bạn và đội ngũ phát triển giải pháp, là đối tác sẽ giúp bạn triển khai dự án và tìm phương án tốt nhất để phù hợp với doanh nghiêp của bạn.
Chúng ta có thể tóm tắt sơ bộ quá trình này thành các điểm chính như sau:
Trước hết, là một lãnh đạo công ty, bạn cần phải hiểu được các mục tiêu mà bạn cần đạt được, quy trình nghiệp vụ của công ty bạn. Xác định những mong muốn mà bạn đặt ra với kế hoạch chuyển đổi số. Thiết lập tư duy và tính sẵn sàng đối với nhân viên.
Suy nghĩ về những vấn đề bất cập mà bạn đang phải đối mặt, liệt kê chúng ra.
Kiểm toán lại quá trình vận hành và nghiệp vụ của doanh nghiệp, có những bước nào cần đơn giản hóa. Hãy nhớ, đơn giản hóa trước, số hóa sau.
Hãy quan sát các đối thủ và các công ty cùng hoạt động trong lĩnh vực với bạn để biết bạn đang ở đâu. Bạn có lợi thể cạnh tranh gì so với họ? Chuyển đổi số có thể giúp bạn có được điều đó không?
Lên kế hoạch chuyển đối số với sự giúp sức của đối tác IT của bạn. Kế hoạch càng chi tiết và mục tiêu cụ thể thì càng tốt.
Một trong những điều quan trọng nhất ở đây là lựa chọn đối tác IT nào có thể đáp ứng được những nhu cầu mà bạn đặt ra.
Giám sát quá trình chuyển đổi và toàn bộ dự án để đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng, và các kỳ vọng của bạn được thực hiện
Báo cáo thường xuyên với ban giám đốc để đảm bảo các thay đổi được thực thi
Giải pháp công nghệ
Công nghệ đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là tất cả để đảm bảo một dự án chuyển đổi số thành công. Nhưng lựa chọn công nghệ phù hợp có thể giúp bạn tránh lãng phí vào những trải nghiệm không thành công.
SaaS
Phần mềm dịch vụ (SaaS) và dịch vụ cloud là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực cung cấp phần mềm. Nó đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về phần mềm máy tính.
Nhanh chóng, giá thành dễ chấp nhận, dễ dàng cài đặt và sử dụng là những ưu điểm của giải pháp này.
Tuy nhiên, nếu bạn cần tìm kiếm một giải pháp phù hợp với nghiệp vụ đặc thù của doanh nghiêp, SaaS có lẽ chưa thực sự phù hợp.
Private cloud
Private cloud và giải pháp được cá thể hóa riêng cho doanh nghiệp sẽ phù hợp nếu bạn có một nghiệp vụ đặc thù không phổ biến. Ngoài ra, sử dụng private cloud còn đảm bảo tính riêng tư của dữ liệu nhờ vào những đảm bảo mà đơn vị cung cấp dịch vụ cloud cam kết với bạn.
Hơn thế nữa, hãy tính toán đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai để tìm ra nền tảng giải pháp phù hợp.
On-Premise
Giải pháp này có thể phức tạp và đắt đỏ hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sử dụng giải pháp này, bạn sẽ cần một hệ thống phần cứng để cài đặt phần mềm và lưu trữ dữ liệu. Ngoài ra, bạn cần duy trì một đội ngũ để vận hành và bảo trì hệ thống.
Ngược lại bạn có thể hoàn toàn chủ động bởi dữ liệu nằm trong tay bạn.
Lựa chọn đối tác IT
As mentioned above, choose a good IT partner can help a lot
Tiết kiệm thời gian
Đối tác tốt đảm bảo tiến độ dự án đúng hạn
Tiết kiệm tiền
Đối tác tốt có thể không có giá tốt nhất, nhưng đảm bảo tránh lãng phí nhất cho bạn
KPI
Làm rõ mục tiêu và chỉ tiêu cần đạt cho đối tác
Kinh phí
Lên kế hoạch chi phí và đảm bảo nó nằm trong khả năng chi trả